*** Thanh kiếm Thái A của vua Gia Long. http://www.facebook.com
|
- Nguyên quán hai thanh
kiếm trống Long Tuyền và mái Thái A nầy trong Tể tướng kiếm, trước
mang tên Can Tương và Mạc Gia trong
Nguyên nhân kiếm được giải thích trong cuốn Thành
ngữ Điển tích Từ điển. "Ngô Hạp Lư đời Đông Chu giết anh lên
ngôi, khiến Can Tương là một
tên thợ rèn gươm có tiếng, rèn riêng cho mình một lưỡi gươm. Can Trương tìm sắt tốt vàng ròng, rồi lựa
ba trăm con gái còn tơ đốt than nung lò ba tháng mà vàng không chảy. Vợ Can
Tương là nàng Mạc Gia nói, rèn cái gì
mà không hóa thì cần phải có người để cúng mới nên. Mạc Gia mới tắm gội sạch sẽ, cắt tóc nhổ răng, khiến người quạt lửa
cho đỏ rối gieo mình vào lò than. Vàng sắt đều chảy. Can Tương lấy đó rèn hai lưỡi gươm, một lưỡi thuộc dương đặt tên là
Can Tương, một lưỡi thuộc âm đặt tên
là Mạc Gia. Rồi Can Tương đem lưỡi gươm Mạc Gia dưng cho Hạp Lư , còn lưỡi Can Tương thì giấu để lại cho mình. Hạp Lư biết được giận lắm, sai người qua đoạt. Can Tương lấy gươm
liệng lên hóa rồng cỡi đi mất".
Sáu trăm năm sau, tới triều Tấn, tiếp theo là câu chuyện Lôi Hoán, Trương Hoa đã thấy ở trên. Thì ra Thái A Kiếm là lấy từ sự
tích bên Tàu.
Kiếm Thái A có nguồn gốc gần giống với kiếm Can Tương, Mạc Gia của Trung Quốc |
- Trong một bức thư viết
cho ông Carnot năm 1922 để trả lời một
câu hỏi của ông André Salles, Thanh
tra Thuộc địa, ông Đại tá Payard, Phó Giám đốc Điện Quốc gia Phế binh tả lưỡi
kiếm chỉ có một rãnh khoét (gorge d’évidement), thành thử có tác giả, trong một
thiên khảo cứu tìm tòi, xác định thanh kiếm nầy là một sản phẩm Âu châu, chỉ có
gắn vào một đốc kiếm Á châu thưc hiện tại chỗ. Tuy nhiên, ở Viện Bảo tàng Quân
đội Paris, bảo kiếm nầy được trình bày là thanh gươm của vua Gia Long. Thật hay
không, cần phải có một bằng chứng, chẳng hạn một cái ảnh vua Gia Long mang kiếm
hay một văn bản xác định thanh kiếm Thái A chính là của vua Gia Long. Ví như thật
là của vua Gia Long thì ai đã đem biếu tặng kiếm cho vị quốc vương Việt Nam và
trong điều kiện nào kiếm được đem về trưng bày trong tủ kính Viện nầy ? Ông Quản
đốc viện không có một tài liệu nào để giải thích sự kiện nếu không là một bản
tin vắng tắt cho biết thanh kiếm được đem từ An Nam về sau cuộc viễn chinh đầu
tiên. Nếu khó lòng biết được lúc nào kiếm đã đến với vị vua nhà Nguyễn, có thể
đoán biết làm sao kiếm đã rời khỏi hoàng thành. Thanh nầy khác hẳn thanh kiếm
vua Khải Định sau nầy hay đeo như thấy trong ảnh. Nó cũng không thể là thanh kiếm
vua Hàm Nghi đã mang theo với chiếc ấn khi cùng triều thần xuất bôn, khởi hịch
Cần Vương sau đêm kinh đô thất thủ vì một cặp kiếm cùng các bảo vật đã được
phát hiện gần đây ở thôn Phú Hòa, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đồng thời
một thanh gươm khác "dùng để
chém những dân phu chôn vàng" rỉ,
mục, nhặt được bên cạnh một gốc cây tươi trên đồi Yên Ngựa ở vùng Mả Cú thuộc
xóm Rồng, thôn Đặng Hóa, Xã Hóa Sơn. Ta không thể tưởng tượng một ông vua nào
hay một vị đại thần nào đã đem dâng biếu cho một người ngoại quốc thanh kiếm của
nhà vua, "một bảo vật lịch sử
và tượng trưng quan hệ đến hạnh phúc và sự bảo tồn dân tộc" như vua Đồng Khánh đã nói với nhà văn Jules Boissière năm 1888 khi tiếp kiến ông nầy ở Huế và
tỏ ý được hoàn lại. Nếu kiếm rơi vào tay người Pháp thì có thể là vì họ đã tự
tiện đoạt lấy, đặc biệt vào lúc tình hình rối beng, không còn trật tự chẳng hạn
vào những ngày biến cố Ất Dậu 05/ 07/ 1885.
Kiếm Thái A |
- Còn có câu hỏi tại sao
vua Hàm Nghi khi xuất bôn không đem thanh kiếm nầy theo cùng với cặp kiếm của
ông, trừ phi kiếm đã bị cướp mất trước hay trong thời gian biến cố. Dù sao, cướp
bóc thời chinh chiến là chuyện thường thấy ở nhiều nơi, huống hồ quan quân thuộc
địa còn làm những việc tầy trời như tháng
giêng 1913, dưới triều vua Duy Tân, viên Khâm sứ Georges Mahé dám cho đào
lăng vua Tự Đức để chiếm lấy những bảo vật, một điều điếm nhục đã gây nhiều phẫn
nộ trong dân chúng cùng triều đình Việt Nam và cũng không ít tai tiếng trong giới
bảo hộ đến nỗi sau đó thủ phạm bị triệu hồi về nước. Xin nhắc lại, cướp kiếm chỉ
là một giả thuyết, đến nay chưa có một tài liệu nào chứng xác sự kiện. Sự can
thiệp của J. Boissière không thấy có kết quả vì thanh kiếm luôn còn nằm ở Viện
Bảo tàng Quân đội Paris. Và ở đây lại xảy ra một sự kiện khác cũng có phần
lý thú.
- Ngày 03/10/1913 tờ báo Journal đăng
một tin nhỏ : Hôm qua, thứ năm là ngày Viện
Bảo tàng mở cửa, lúc bốn giờ, sau lúc viện đóng cửa, những người canh giữ khám
phá một tủ kính bị phá vỡ và đã bị mất cắp một thanh gươm An Nam, bao gươm và
vòng đai. Những bảo vật nầy mạ vàng, nạm đá, ngọc, có một giá trị lớn. Cuộc điều
tra chẳng đem lại kết quả gì. Những dấu in trên kính đã được ghi lại nhưng
khách rất đông, phần lớn là người nước ngoài. Tủ kính đã được khôn khéo mở ra với
những dụng cụ cắt thép tí hon . Ngày hôm sau, 04/ 10/ 1913, tờ báo Temps cũng cho đăng tải một tin tương tự
với chi tiết bao gươm bằng da nạm kim hoàn và cặp móc chạm trổ dát một viên đá
quý lớn. Sau khi đọc tin nầy, lập tức ông André Salles, Thanh tra Thuộc địa, viết
thư cho Trung tướng Niox, Giám đốc Viện Bảo tàng, Tư lệnh Tòa Quốc gia Phế
binh, người có nhiệm vụ thực hiện cuộc điều tra với ông Guérin, để tố cáo những
nhà cách mạng An Nam. Lời buộc tội nầy không có một bằng chứng nào, có thể chỉ
phát xuất từ thái độ hiềm khích của ông André Salles đối với những chí sĩ Việt
Nam. Ông Niox cũng không tin và cho biết thêm thanh gươm không bị mất cắp, chỉ
cái bao gươm thôi. Theo Đại tá Payard, bao gươm không phải bằng vàng mà mạ
vàng, hai vòng ngoài (chape) và đường viền đồng (bouterolle) đều nạm đá cả hai
mặt. Móc vòng đai (crochet de ceinture) và khâu treo (bélière) bằng lụa và vàng
nạm ngọc san hô, vòng đai bằng lụa và vàng cũng bị mất cắp cùng bao gươm. Cần
giải thích thêm chăng bao gươm và đai gươm mềm, dễ xếp vào túi hơn thanh gươm
dài cứng…
Theo hai học giả quan tâm đến những
bảo vật của hoàng gia thì vua Gia Long
còn
có một thanh gươm khác mang tên
Thanh gươm quy y. "Thanh gươm này
nguyên là bửu kiếm của tiên triều,
thường dùng
để chém đầu giặc, những
kẻ phản quốc,… Một điều lạ là nếu ngày mai có người bị
giết thì đêm ấy gươm đã thoát ra khỏi bao. Vua Gia Long thấy thanh kiếm ưa giết
người nên đem dâng cửa Phật và mới gọi là Thanh gươm quy y (Quốc Triều Chánh
Biên). Có lẽ là tình cờ, hai cái gươm của vua Gia Long đều có sự tích với
cái bao: Thanh kiếm Thái A không còn bao nữa, còn Thanh gươm quy y tự thoát ra
bao, bây giờ ở đâu ? May ra, ví chi được trưng bày trước những cặp mắt dửng
dưng của người ngoại quốc, nó được kín đáo thờ phụng như cặp kiếm của vua Hàm
Nghi được dân làng Phú Gia lưu giữ: "Một
mái nhà tranh. Một tấm lòng thành. Một bảo tàng lòng dân. Một ngôi làng sơn cước
cũng làm nên một cõi sống đẹp như huyền sử khi con người không quên quá khứ.
- Minh Đức xin chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem Blog.
Blogger NGUYEN MINH DUC |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét