Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

THANH KIẾM (GƯƠM) CỦA TOMOYUKI YAMASHITA

* Yamashita Tomoyuki :
Yamashita Tomoyuki
Đại tướng Yamashita Tomoyuki. Ảnh minh họa

- Ông là người Nhật, họ tên được viết theo thứ tự Á Đông ( Họ trước tên sau): họ của ông là Yamashita. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tên người Nhật hiện đại khi viết bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây Phương ( tên trước họ sau). Đại tướng Yamashita Tomoyuki (08/11/1885 - 23/02/1946) thuộc lục quân đế quốc Nhật Bản trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Ông nổi tiếng với chiến công đánh chiếm các thuộc địa của Anh ở Malaysia và Singapore, với biệt danh " Co hổ Mã Lai".
* Tuổi trẻ:
- Yamashita là con trai của một bác sĩ địa phương tại làng Osugi, hiện tại là một phần của làng Otoyo, Kochi, Shikoku. Khi còn trẻ, ông theo học trường quân sự dự bị.
* Bước đầu trên con đường binh nghiệp:
- Sau khi tốt nghiệp từ khóa 18 tại Trường Sĩ quan Lục Quân ( Đế quốc Nhật Bản) năm 1905, Yamashita gia nhập Lục Quân Đế Quốc Nhật Bản vào năm 1906 và chiến đấu chống lại đế quốc Đức tại Sơn Đông, Trung Quốc năm 1914. Sau đó, ông theo học khóa 28 tại Đại Học Lục Quân, tốt nghiệp hạng 6 trong lớp vào năm 1916. Ông kết hôn với Nagayama Hishako, con gái vị tướng về hưu Nagayama vào năm 1916. Yamashita trở thành một chuyên gia về Đức và làm việc như là một tùy viên quân sự tại Bern, Thụy sĩ và Berlin, Đức trong khoảng thời gian 1919 - 1922.
- Trong chuyến đi trở về Nhật Bản vào năm 1922,Yamashita phục vụ trong đại bản doanh Quân đội Đế quốc Nhật Bản và Ban giảng viên của trường đại học. Trong khi làm việc tại Hội Đồng Tướng quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Yamashita không thành công trong việc đệ trình một kế hoạch giảm quân. Bất chấp khả năng hoàn thành của ông, Yamashita ít được trọng dụng vì mối liên hệ chính trị của ông với các phe nhóm đối lập trong quân đội Nhật Bản. Là người chỉ huy nhóm "Đường lối Đế Quốc" ông trở thành đối thủ với Tojo Hideki và các thành viên của "Phe quyền lực".
- Năm 1928, Yamashita được bổ nhiệm làm việc ở Viên, Áo với trách nhiệm là tùy viên quân sự. Năm 1930, Đại tá Yamashita được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn Bộ Binh số 3, một trong những trung đoàn thiện chiến của quân đội Nhật Bản. 
- Sau biến cố 26/02/1936, ông bị Thiên hoàng Chiêu Hòa thất sủng vì lời thỉnh cầu của ông nhằm giảm nhẹ hình phạt cho nhóm sĩ quan nổi loạn liên quan đến nỗ lực đảo chính.
* Những năm đầu chiến tranh:
- Yamashita nhấn mạnh rằng người Nhật nên chấm dứt cuộc xung đột với Trung Quốc, đồng thời giữ mối quan hệ hòa bình với Hoa KỳVương Quốc Anh, nhưng tiếng nói của ông bị phớt lờ và sau cùng ông được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong Đạo quân Quan Đông. Từ năm 1938 đến 1940, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Sư Đoàn 4 đơn vị đóng ở miền bắc Trung Quốc và làm nhiệm vụ đàn áp các cuộc nổi dậy của người Trung Quốc chống lại quân Nhật chiếm đóng.
- Tháng 12/1940, ông được bổ nhiệm trong một phi vụ quân sự bí mật đến nước Đức và Ý, nơi ông gặp gỡ Adolf Hitler và Benito Mussolini.
* Malaysia và Singapore:
- Vào ngày 06/11/1941, Yamashita được bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân 25 Nhật Bản. Ngày 08/12/1941, ông phát động trận Malaysia từ những căn cứ đóng ở Đông Dương thuộc Pháp. Trong chiến dịch này, bao gồm cả sự kiện Singapore thất thủ vào ngày 15/02/1942, 30.000 lính dưới quyền Yamashita đã bắt giữ 130.000 quân Anh, Ấn Độ và Úc. Đây là sự đầu hàng của một lực lượng do quân đội Anh chỉ huy lớn nhất trong lịch sử. Sau trận này, ông được mệnh danh là "Con Hổ Malaya".
- Trong chiến dịch và sau cùng là sự kiện Quân Nhật chiếm đóng Singapore, các tội ác chiến tranh mà Quân Nhật nhằm vào thường dân và Quân đồng minh như tại bệnh viện Alexandra và Thảm sát Túc Thanh. Vai trò Yamashita trong những sự kiện này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi khi một số người cho rằng ông đã thất bại trong việc ngăn chặn các sự kiện này xảy ra. Tuy nhiên, chính viên sĩ quan dưới quyền Yamashita đã xúi giục hành động thảm sát tại bệnh viện và một số binh lính bị phát hiện có hành vi cướp bóc đã bị xử tử, và ông cũng đã đưa ra lời xin lỗi cá nhân đối với những nạn nhân của cuộc thảm sát.
* Mãn Châu:
- Ngày 17/07/1942, Yamashita lại được tái bổ nhiệm rời khỏi Singapore để tới Mãn Châu Trung Quốc, và chỉ huy Đệ nhất tập đoàn Quân Nhật Bản, vốn không tham gia trong phần lớn thời gian của chiến tranh Thái Bình Dương.
- Người ta ch rằng đây là một hành động trục xuất của Thủ tướng Hideki Tojo nhằm vào ông, do sai lầm trong một bài diễn văn phát biểu trước các lãnh đạo dân sự của Singapore vào đầu năm 1942, khi ông ám chỉ những người dân Singapore như là những công dân thuộc Đế Quốc Nhật Bản. Điều này đã gây bối rối cho chính phủ Nhật Bản, vốn không xem những người dân ở các lãnh thổ chiếm đóng có được những quyền hay đặc ân như những cư dân của chính quốc.
* Philippines:
- Vào năm 1944, khi tình thế chiến tranh đã chuyển sang thế bất lợi cho Nhật Bản, Yamashita nhận lãnh việc chỉ huy Tập đoàn quân Vùng 14 có nhiệm vụ phòng thủ Philippines vào ngày 10 tháng 10. Khi Lục quân Hoa kỳ đổ bộ lên đảo Leyte vào ngày 20 tháng 10, chỉ 10 ngày sau khi Yamashita nhận chức tại Manila. Vào ngày 06/01/1945, Tập đoàn quân số 6 của Hoa Kỳ đổ bộ lên vịnh Lingayen ở Luzon.
- Dưới quyền của Yamashita có khoảng 262.000 lính được chia làm 3 nhóm phòng thủ chính. Ông cố gắng củng cố lại tập đoàn quân của mình nhưng phải rút khỏi Manila và hành quân đến vùng núi phía Bắc Luzon. Yamashita đã yêu cầu tất cả những người lính của mình, trừ những người có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, rút khỏi thành phố. 
- Gần như ngay lập tức, Chuẩn đô đốc - Sanji Iwabuchi tiến vào Manila với một lực lượng gồm 16.000 thủy thủ, và dự định phá hủy tất cả các cơ sở và nhà kho của Hải quân. Sau đó, Iwabuchi nắm lấy quyền chỉ huy 3.750 lính Lục quân có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và chống lại mệnh lệnh của Yamashita, biến thành phố trở thành chiến trường. Những hoạt động của quân du kích Nhật tại đây đã gây ra cái chết của hơn 100.000 người Philippines, mà sau này được biết đến với cái tên sự kiện thảm sát Manila, trong lúc các trận chiến đấu đường phố diễn ra ác liệt từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3.
- Yamashita sử dụng chiến thuật trì hoãn để duy trì lực lượng của ông tại Kiangan ( một phần của tỉnh Ifugao), cho đến ngày 02/09/1945, sau sự kiện Nhật Bản đầu hàng và lúc này lực lượng của ông đã giảm khoảng 50.000 người do chiến dịch ác liệt, do sự phối hợp giữa quân Mỹ và du kích Philippines. Yamashita đầu hàng dưới sự chứng kiến của tướng Jonathan Wainwright và Arthur Percival, cả hai đều từng là tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu. Và trớ trêu thay, chính Percival đã phải đầu hàng Yamashita sau trận Singapore. Tuy nhiên trong lần đầu hàng này, Percival từ chối bắt tay Yamashita vì vị tướng người Anh đang giận dữ vì chính sách hủy diệt được cho là Yamashita áp dụng chống lại tù nhân Đồng minh, Sau đó Yamashita khóc rất nhiều. Mặc dù Yamashita có lý lẽ muốn tự tử theo truyền thống võ sĩ đạo trước sự kiện đầu hàng này, giải thích lý do không tự tử ông đã nói nếu ông chết thì "một người nào khác sẽ phải chịu trách nhiệm".
* Đưa ra xét xử:
- Từ ngày 29/10/1945 đến ngày 07/12/1945, một tòa án quân sự được mở tại Manila xét xử Tướng Yamashita vì những cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh liên quan đến thảm sát Manila và nhiều hành động vô nhân đạo ở philippines và Singapore chống lại dân thường và tù nhân chiến tranh như tại Húc Thanh, sau cùng ông đã lãnh án tử hình. Đây là trường hợp đầu tiên được xét xử liên quan đến trách nhiệm chỉ huy trong các tội ác chiến tranh và được biết đến như là tiêu chuẩn Yamashita.
* Cáo buộc:
- Cáo buộc chính chống lại Yamashita là ông đã không là tròn trách nhiệm chỉ huy lực lượng Nhật ở Philippines trong việc ngăn chặn những hành động thảm sát. Tuy nhiên, hành động chống lại dân thường gây ra bởi lực lượng phòng thủ gây ra khi mà các phương tiện liên lạc giữa họ và vị tướng đã bị cắt đứt và các chỉ huy cấp dưới thì vẫn phải đối phó với chiến dịch Philippines lần hai, tất cả khiến cho Yamashita không thể ngăn chặn được những hành động ngay cả khi ông  biết trước được chúng, nhưng điều này không đúng trong tất cả các trường hợp. Hơn nữa, nhiều tội ác đã bị lực lượng hải quân phạm phải và lực lượng này không nằm dưới quyền chỉ huy của ông.
* Bào Chữa:
- Trong phiên tòa, luật sư bào chữa đã thách thức tướng Douglas Mac arthur, vốn bị ấn tượng sâu sắc bởi Yamashita với những chiến công của ông trong chiến tranh và yêu cầu Mac Arthur tái khẳng định sự kính trọng của ông đối với kẻ thù cũ của mình. Luật sư người Mỹ Harry E. Clarke, Sr., sau là một đại tá trong quân đội Mỹ, làm nhiệm vụ trưởng ban bào chữa. Trong một phát biểu mở, Clarke đã khẳng định:
"Bị cáo không bị cáo buộc vì đã làm gì hay đã không làm được gì, nhưng duy nhất bị cáo buộc vì đã có những gì...nền Pháp lý khoa học Hoa Kỳ công nhận những nguyên tắc pháp lý không được áp dụng đối với các nhân viên quân sự của họ...Không một ai có thể dù chỉ là đề nghị rằng vị tướng chỉ huy lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ là có tội mỗi khi một người lính mỹ vi phạm luật lệ và sẽ không ai bị bắt giữ để trả lời cho tội ác của một người khác".
- Tính hợp pháp của phiên tòa vội vã này đã bị đặt câu hỏi bởi nhiều người vào thời điểm đó, bao gồm cả thẩm phán Murphy, người vốn phản đối nhiều vấn đề theo thủ tục, bao gồm chứng cứ tin đồn và sự thiếu chuyên nghiệp của các công tố viên. Hơn nữa chứng cứ về việc Yamashita không có trách nhiệm chỉ huy tối cao đối với tất cả lực lượng Nhật ở Philippines ( chẳng hạn như đối với các đơn vị thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong trận Manila) không được chấp nhận tại tòa.
* Phán quyết và tuyên án:
- Tòa án đã phán quyết Yamashita có tội như cáo buộc và bị tuyên án tử hình. Clarke cũng kêu gọi sự tuyên án đối với Mac Arthur, người lập ra tòa án. Sau đó ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nhưng cả hai đều từ chối xem xét lại phán quyết. Sau đó Yamashita Đã bị xử tử vào ngày 23/02/1946.
* Trong đời binh nghiệp của mình, Yamashita Tomoyuki có một thanh kiếm tùy thân với lưỡi kiếm do cao thủ rèn kiếm lừng danh Fujiwara Kanenaga làm ra khoảng giữa những năm 1640 - 1680. 
Thanh kiếm Takana của Yamashita Tomoyuki
Thanh kiếm của Yamashita Tomoyuki Do nghệ nhân Fujiwara Kanenaga làm ra.

- Chuôi kiếm được làm lại vào đầu những năm 1900. Tướng Yamashita đã phải giao nộp thanh gươm Samurai này cùng với sự đầu hàng của quân đội dưới quyền Ông vào ngày 02/09/1945. Thanh kiếm đã được tướng Mac Arthur tiếp nhận và trao lại cho bảo tàng quân sự West Point, nơi nó vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay. thanh kiếm này là một hiện vật trong một bộ sưu tập vũ khí quân sự tuyệt vời được lưu giữ tại bảo tàng Quân sự West Point.
Thanh kiếm Takana của Yamashita Tomoyuki

Thanh kiếm Takana của Yamashita Tomoyuki

- Minh Đức xin cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem Blog.
Blogger NGUYEN MINH DUC
Blogger NGUYEN MINH DUC








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét