Hình
ảnh những chàng võ sĩ samurai tả xung hữu
đột đã rất đỗi quen thuộc với nhiều
người. Và thanh kiếm Nhật trong tay các samurai cũng nổi tiếng trên toàn thế giới,
bởi nó không chỉ là vũ khí hữu hiệu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Cuộc nội chiến mậu thìn năm 1868-1869 |
- Sách
sử ghi lại, thanh kiếm Nhật Bản, tiếng Nhật
gọi là Nihonto, có nguồn gốc từ thế
kỷ 8. Những
thanh kiếm Nhật Bản đặc biệt gây ấn tượng và
được chú ý vì nghề luyện
thép của Nhật Bản sớm đạt kỹ thuật điêu luyện và vì kiếm Nhật có hình dáng
thanh nhã, những đường gờ, vân và nước thép tuyệt vời. Trong suốt hơn 12 thế kỷ,
thanh kiếm có ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với người Nhật. Cùng với
gương và bảo ngọc, nó là một trong 3 biểu tượng của Hoàng gia.
- Để
làm ra thanh kiếm vừa là vũ khí, vừa là một hình thức nghệ thuật, cần có 2 điều
kiện: thứ nhất, phải có thời gian ổn định đủ để các thợ rèn kiếm chuyên tâm vào
công việc của mình; thứ hai, phải tồn tại sự bất ổn đủ để tạo ra nhu cầu về kiếm.
500 năm đầu tiên trong lịch sử thanh kiếm Nhật Bản hội tụ cả hai điều kiện này.
Hầu hết những trận chiến huyền thoại xảy ra vào thời gian đó.
- Truyền
thuyết Nhật Bản kể rằng người thợ rèn kiếm tài ba Amakuni vào khoảng năm 720
sau công nguyên chính là người đã sáng tạo ra thanh kiếm đặc thù Nhật Bản: kiếm
dài, 1 cạnh sắc, cong, và cầm bằng hai tay. Trước đó, các thanh kiếm ở Nhật đều
là bắt chước kiếm của Trung Quốc và Triều Tiên: cũng là loại cầm bằng hai tay
nhưng thẳng và có 1 hoặc 2 cạnh sắc.
- Nghề
rèn kiếm của Nhật Bản rất được kính trọng.
Xưa kia, những thợ rèn kiếm thường
là Yamabushi,
tức là thành viên của giáo phái Shugendo theo lối
sống khắc kỷ và
hoàn toàn thờ phụng tôn giáo. Có
gần 200 trường dạy nghệ nhân rèn kiếm trên
toàn
Nhật Bản, mỗi trường có lịch sử và những đặc điểm riêng rõ rệt.
- Kỹ
thuật luyện thép được đưa vào Nhật Bản
khoảng thế kỷ 3 đến thế kỷ 5 sau công
nguyên, và ngay từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10, Nhật Bản đã làm ra những lưỡi kiếm cực
kỳ sắc bén. Sau khi luyện, thép kawagane được quai búa nhiều lần thành các tấm thép mỏng, sau đó làm cho cứng lại, đập thành
những miếng nhỏ như đồng xu, rồi
được rèn thành
loại thép shingane không bị giòn nên khó bị gãy
hơn. Quy trình
rèn nhiều lần như vậy tạo ra lưỡi
kiếm Nhật Bản có chất lượng độc đáo với những
đường vân giống như gỗ.
- Nước thép của lưỡi kiếm sau khi tôi (hamon) là một trong những đặc điểm
đẹp nhất và dễ nhận thấy nhất của thanh kiếm, đồng thời cũng là phần quan trọng
để xác định nguồn gốc thanh kiếm. Nói chung mỗi trường hoặc mỗi người thợ rèn
áp dụng một kiểu tôi kiếm riêng.
Lưỡi kiếm Nhật Bản được phân loại theo độ dài. Đơn vị đo là shaku, tương
đương 30cm. Taito (trường kiếm, tức kiếm tachi hoặc katana) có độ dài hơn 2
shaku. Shoto (đoản kiếm, tức kiếm wakizashi) có lưỡi dài trong khoảng từ 1 đến
2 shaku. Lưỡi kiếm tanto thường ngắn hơn 1 shaku.
- Có thể tóm lược quá trình lịch sử của kiếm Nhật Bản như sau:
Kiếm cổ koto được phát hiện trong các ngôi mộ cổ từ thời kỳ Kofun (năm
300-710) và đều bị rỉ sét. Các thanh kiếm cổ này nói chung có lưỡi gần như thẳng
với mũi kiếm nhỏ vát nhọn. Kiếm của thời Nara (710-794) và đầu thời Heian
(794-1185) cũng tương tự những kiếm tìm thấy trong các ngôi mộ kể trên, nhưng
các thanh kiếm này ngắn hơn và nhẹ nên có lẽ dùng để đâm chứ không phải để
chém. Từ khoảng thế kỷ 9 và thế kỷ 10, các lưỡi kiếm được làm dài hơn với hình
hơi cong và có đường gờ ở hai bên, trở thành vũ khí hiệu quả cho các chiến binh
cưỡi ngựa.
Chất lượng kiếm được cải thiện rất nhiều vào giữa thời Heian và đầu thời
Kamakura, tức là khoảng thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 13, khi kiếm được sử dụng
nhiều hơn. Kiếm thời Kamakura (tachi) là loại có chất lượng cao nhất, cả về
tính nghệ thuật và kỹ thuật, với những thợ rèn tên tuổi như Muramasa và
Masamune. Hầu hết các thanh kiếm bảo vật quốc gia của Nhật Bản đều là những
thanh kiếm của thời kỳ này. Do những cải tiến về áo giáp, kiếm phải dài hơn và
nặng hơn. Những thanh kiếm cuối thời Kamakura thường dài từ 1m đến 1,5m, và
thường chỉ do những võ sĩ cưỡi ngựa sử dụng. Sau đó người ta làm nhiều thanh
kiếm ngắn hơn để đánh giáp lá cà.
- Trong thời Muromachi (1333-1568), vì xung đột kéo dài và chiến tranh
liên miên, sản xuất kiếm tăng lên về số lượng nhưng chất lượng lại giảm sút,
kiếm trở nên nặng hơn, to bản hơn, ít cong và ngắn đi rất nhiều, với mục đích
có thể chém được các loại giáp dày. Loại lưỡi kiếm mới này gọi là katana và dài
chừng 60cm. Tiếp đến xuất hiện loại lưỡi ngắn hơn gọi là wakizashi.
Trong thời Azuchi-Momoyama (1568-1600) và thời Edo (1600-1868), nhiều
thợ rèn mở trường mới và người ta chú ý đến những kỹ thuật rèn kiếm thời
Kamakura đã thất truyền rất nhiều. Họ cố gắng bắt chước những thanh kiếm đó
nhưng bị hạn chế bởi chỉ có nhu cầu về kiếm đánh giáp lá cà. Nhiều chiếc kiếm
thời kỳ này có nước thép tôi tuyệt vời, thép rèn kỹ, lại được chạm khắc đẹp.
Bao kiếm, chuôi và dây đeo cũng được trang trí cầu kỳ.
Những năm từ 1800 đến cuối thời Edo được gọi là thời kỳ Shinshinto (tân
tân kiếm) trong lịch sử thanh kiếm Nhật Bản. Đây là thời kỳ phục hưng ngắn,
được đánh dấu bằng nỗ lực cuối cùng nhằm hồi sinh vẻ đẹp và chất lượng của kiếm
cổ.
- Năm 1868, Nhật Hoàng Minh Trị ban hành quy định cấm sản xuất hoặc mang
kiếm, nhưng cho phép một nhóm nhỏ thợ rèn tiếp tục công việc để duy trì nghệ
thuật này. Việc sử dụng kiếm tăng lên trong thời gian chiến tranh Nga-Nhật năm
1904-1905 và trước thế chiến 2, khi các sĩ quan buộc phải đeo kiếm như một phần
trong quân phục và nhằm khơi dậy tinh thần võ sĩ đạo. Tuy nhiên kiếm dùng trong
quân đội không phải là những thanh kiếm nghệ thuật thực sự mà làm từ thép sản
xuất bằng máy, và khi sản xuất hàng loạt thì đương nhiên chất lượng là yếu tố
đầu tiên bị giảm sút.
Sau Thế chiến 2, lực lượng chiếm đóng ra lệnh hủy tất cả các loại kiếm,
nhưng rồi lệnh này được sửa đổi nhằm để lại những thanh kiếm mang ý nghĩa tôn
giáo, tinh thần hoặc nghệ thuật, thuộc về các bảo tàng, đền chùa hoặc các bộ
sưu tập cá nhân. Song một số lượng rất lớn các thanh kiếm tốt đã bị hủy và
nhiều thanh kiếm khác bị đưa ra nước ngoài dưới hình thức quà tặng.
Tuy nhiên, mối quan tâm đến nghệ thuật rèn kiếm cổ dần dần tăng trở lại
và nhiều thợ rèn đang cố khôi phục lại những kỹ thuật xa xưa. 5 trung tâm dạy
rèn kiếm nổi tiếng nhất của Nhật Bản là Bizen, Sagami, Yamato, Yamashiro và
Mino. Kể từ năm 1954, các cuộc thi kỹ thuật rèn kiếm hàng năm cũng góp phần
quan trọng trong việc nâng chất lượng kiếm.
Hiện tại có một số quy định như sau về kiếm Nhật Bản và nghề rèn kiếm:
Chỉ các thợ rèn kiếm có bằng cấp được sản xuất kiếm Nhật (những dụng cụ
cắt dài từ khoảng 15cm trở xuống không thuộc đối tượng của quy định này. Muốn
được cấp bằng phải học việc từ một thợ rèn kiếm có bằng cấp trong thời gian tối
thiểu là 5 năm.
2) Một thợ rèn kiếm có bằng cấp chỉ được sản xuất tối đa mỗi tháng 2 trường kiếm và 3 đoản kiếm.
2) Một thợ rèn kiếm có bằng cấp chỉ được sản xuất tối đa mỗi tháng 2 trường kiếm và 3 đoản kiếm.
3) Tất cả các thanh kiếm đều phải đăng ký với Cục văn hóa.
Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về gìn giữ những truyền thống xa xưa. Qua
hàng trăm, hàng ngàn năm lịch sử, nhiều môn nghệ thuật vẫn được duy trì cho đến
tận ngày nay, trong đó có thanh kiếm Nhật. Bởi đã trở thành nghệ thuật chứ
không chỉ đơn thuần là một vũ khí, thanh kiếm Nhật mới có thể truyền cảm hứng
cho nhiều thế hệ, thậm chí làm cho nhiều người trên thế giới say mê.
- Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem Bog.
Bloggger Nguyễn Minh Đức |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét