|
Kiếm Kanetsune-Odachi
|
|
Kiếm Nhật Kakate
|
|
Kiếm Nhật Nagakami
|
|
Kiếm Nhật Naginata
|
|
Kiếm Nhật Nihonto
|
|
Đoản kiếm Aikuchi |
- Các nữ Samurai thường sử dụng Aikuchi trong những
trường hợp khẩn cấp hoặc tự sát để bảo toàn danh dự hoặc danh tiết. Trong thời
kỳ Edo (1603-1868), loại dao găm này trở thành trào lưu khi các võ sĩ kết hợp
nó với bộ áo giáp chiến đấu của nhiều võ sĩ.
|
Kiếm Nhật Chukuto |
- Chokuto là một trong những thanh kiếm đầu tiên
trong lịch sử rèn gươm của Nhật Bản. Loại vũ khí này có lưỡi dao thẳng và vô
cùng sắc bén. Mặc dù Chokuto không quá hữu dụng trong những trận chiến nhưng
các võ sĩ thường sử dụng chúng để chiến đấu với các thanh kiếm nhẹ có lưỡi kiếm
cong.
|
Kiếm Nhật Kodachi
|
|
Kiếm Nhật Nodachi
|
|
Kiếm Nhật Odachi |
- Odachi là một loại
trường kiếm truyền thống của
Nhật Bản và các Samurai thường sử dụng trong
thời kỳ phong kiến. Nhiều người hay nhầm lẫn
Odachi với kiếm Nodachi vì chúng đều là
những thanh kiếm dài. Trên thực tế, Odachi không dùng để chiến đấu mà các võ sĩ
thường sử dụng chúng làm vật thờ và trang bị cho kỵ binh. Vì chiều dài của
chúng từ 90 cm đến 178 cm nên loại kiếm này không phù hợp với cận chiến. Theo
nghiên cứu, các kỵ binh có thể dễ dàng hạ bộ binh bên dưới mà không lo ngã ngựa
với loại vũ khí này.
|
Kiếm Nhật Shikomi-Zue |
- Các võ sĩ thường dùng Shikomi-zue, một thanh
gươm ngắn được ngụy trang như một cây gậy. Mục đích của loại vũ khí này là để
không khơi dậy sự nghi ngờ của mọi người khi các Samurai thực hiện nhiệm vụ tại
nơi công cộng.
|
Kiếm gỗ Suburito |
- Suburito là thanh kiếm gỗ với trọng lượng khá
nhẹ. Mục đích chính của nó là để ngăn hoặc đỡ các thanh kiếm khác trong quá
trình luyện tập của các Samurai.
|
Kiếm Nhật Tachi |
- Tachi là thanh kiếm một lưỡi và cũng là trường
kiếm. Nó có chiều dài lưỡi kiếm khoảng 70-80 cm và nhỏ hơn Katana nhưng
Katana dài và nhẹ hơn.
|
Kiếm Nhật Tsurugi
|
|
Kiếm Nhật Wakizashi |
- Wakizashi có lưỡi kiếm dài khoảng từ 30 cm đến
60 cm. Những thanh kiếm Wakizashi có độ dài gần bằng Katana có tên gọi là
O-wakizashi, còn những thanh có độ dài gần với Tanto sẽ gọi là Ko-wakizashi.
Khi các võ sĩ đeo Wakizashi cùng Katana, giới chuyên môn sẽ gọi chúng là
Daisho. Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, Wakizashi là lưỡi kiếm danh dự của một
Samurai. Các võ sĩ không bao giờ để chúng ở phía sau người và thường để
Wakizashi dưới gối khi họ ngủ. Ngoài ra, Samurai phải để lại kiếm ngắn này khi
muốn vào nhà một người khác. Nhiều chuyên gia nhận định Wakizashi là thanh kiếm
hỗ trợ cho Katana và mục đích của chúng là để chặt đầu địch thủ bại trận hoặc tự
tử.
|
Kiếm Nhật Zanbato |
- Zanbato là một loại kiếm lớn và vô cùng đặc biệt
của Nhật. Ngoại hình của kiếm có thể gần giống với Odachi hoặc Nodachi nhưng bề
ngang của kiếm có thể từ 30 đến 45 cm. Theo nghiên cứu, những người thợ rèn nhiều
kinh nghiệm tạo ra Zanbato với mục đích thử thách bản thân.
|
Quạt Tesses |
- Tessen là loại quạt chiến của Nhật Bản và được
thiết kế để các võ sĩ sử dụng trên chiến trường trong những trường hợp tấn công
bất ngờ. Ngoài ra, Samurai còn sử dụng chúng để ra hiệu lệnh. Loại quạt chiến
này có rất nhiều kích cỡ, vật liệu, hình dạng và cách sử dụng. Tessen được chia
làm hai loại. Loại thứ nhất là quạt thật, gồm khung làm bằng gỗ hoặc kim loại với
giấy sơn mài được gắn với khung và bọc ngoài bằng kim loại. Loại thứ hai là quạt
rộng, cứng được làm bằng kim hoặc gỗ mà các Sumo thường dùng trong ngày nay.
Người chỉ huy sẽ nâng hoặc hạ chiếc quạt theo những cách khác nhau để ra lệnh
cho binh sĩ.
|
Đoản đao Tanto |
- Tanto còn có tên gọi khác là Đoản đao vì chiều
dài của dao rất ngắn. Tanto kết hợp với Katana để trở thành bộ kiếm đôi gọi là
Đại - Tiểu, biểu tượng cho tác phong và danh dự của Samurai. Theo nghiên cứu,
loại vũ khí này được sử dụng để đâm các đối phương. Tuy nhiên, võ sĩ cũng sử dụng
loại dao găm nhỏ này trong nghi thức Seppuku, tự mổ bụng, khi họ muốn khẳng
định lòng trung thành hoặc danh dự của bản thân. Ngoài ra, nhiều người vợ của
các samurai Nhật Bản đã dùng Tanto để bảo toàn danh tiết.
- Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem blog.
|
Blogger Nguyen Minh Duc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét