|
Bản nghề của người H'Mông đen ở Tây Bắc. |
Vũ khí của
các chàng trai, cô gái H'Mông:
|
Cây nỏ - Nét văn hóa trong đời sống của người H'Mông. |
- Khác với các
dân tộc khác, người Mông thường chọn những khu vực có địa hình đồi núi cao,
treo leo, hiểm trở làm khu vực cư trú và canh tác. Đời sống lao động sản
xuất và sinh hoạt của gia đình dựa nhiều vào tự nhiên, trong đó săn bắt và hái
lượm là hai hoạt động chính. Trong gia đình, người đàn ông phải đảm nhiệm các
công việc tổ chức săn bắt, các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên rừng và
các nghi lễ thờ cúng, còn công việc của người phụ nữ là hái lượm, làm nương và
các công việc phụ trong gia đình. Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ người con trai
đã được người bố chỉ bảo truyền đạt lại những kinh nghiệm săn bắt của mình cho
người con, từ cách xem vết chân thú, ngửi mùi, cách đặt bẫy, làm bẫy và các
loại công cụ dùng cho việc săn bắt để sau này lớn lên, đứa trẻ sẽ trở thành
những chàng trai có tài săn bắt thiện nghệ. Theo quan niệm của người Mông, giá
trị của người đàn ông là ở sức mạnh cơ bắp, những chàng trai có sức khỏe, có
tài săn bắt thú sẽ luôn được mọi người trong cộng đồng tôn sùng. Trong đó, săn
bắt là một trong những tiêu trí quan trong để các cô gái để ý đến với niềm tin
sau này họ sẽ có cuộc sống đầy đủ, sung túc và một tương lai tươi sáng.
|
Cây nỏ là công cụ sinh hoạt, vũ khí chống lại kẻ thù và là một nét văn hóa của ngưới Mông Tây Bắc. |
- Trong các loại công vụ săn bắt
như: các loại bẫy, gậy lao, dao... súng kíp, thì cây nỏ là loại vũ khí được các
chàng trai người Mông sử dụng phổ biến hơn cả vì tính hiệu quả của nó. Về mặt cấu
tạo, cây nỏ của người Mông có kiểu dáng giống với cây nỏ của các dân tộc khác
trong vùng như người Dao, Hà Nhì, Phù Lá, Tày…Cây nỏ gồm 5 bộ phận chính là
thân nỏ, cánh cung, dây cung, lẫy nỏ và cung tên. Thân nỏ được làm bằng các loại
gỗ tốt như ngỗ lim, gỗ pơ mu; cánh cúng được làm bằng tre già có độ cúng
và độ đàn hồi cao; dây dung là bộ phận rất quan trọng nên khi làm các chàng
trai phải đi vào rừng tìm lấy các loại dây rừng về tước lấy vỏ, phơi khô rồi bện
thành các sợi làm dây nỏ. Mũi tên chủ yếu được làm bằng tre, nhưng phải là loại
tre già mới tạo ra tính sát thương cao. Bằng những kinh nghiệm của mình, người
Mông đã tìm tòi, sáng tạo ra rất nhiều loại mũi tên khác nhau, có đủ kích cỡ,
có những loại mũi tên dùng để bắn chim, săn thú, tự vệ...
|
Các loại mũi tên dùng cho nỏ. |
- Tùy vào mục đích sử dụng
mà họ chọn từng loại mũi tên khác nhau như chỉ săn chim, thú nhỏ họ dùng các
mũi tên nhỏ, còn khi đi săn các loại thú lớn họ dùng mũi tên to, dài, đầu mũi
tên có bọc bạc hoặc được tẩm thuốc độc. Cách pha chế và tẩm thuốc độc vào mũi
tên ở mỗi gia đình, dòng họ lại có những bí quyết riêng, và bí quyết này chỉ được
truyền lại cho những người con trai trong gia đình. So với các dân tộc khác thì
các chàng trai người Mông có tài bắn cung thiện xa hơn, hầu như đã đã là đàn
ông người Mông họ đều biết tự tạo những cây nỏ cho riêng mình và ai cũng biết sử
dụng. Một nét văn hóa độc
đáo
- Sức mạnh của cây nỏ không chỉ
tính sát thương, tiêu diệt mục tiêu mà còn là một sản phẩm văn hóa của cộng
đông. Khi cây nỏ được du nhập vào cộng đồng người Mông nó không ngừng được cải
biến cả về hình dáng, đến chất liệu, tính năng sử dụng. Ngoài mục đích đi
săn, nỏ còn là một biểu tượng trong văn hóa của người Mông, nó là hiện
thân của sức mạnh mà tạo hóa đã ban cho họ.Sức mạnh của cây nỏ được người Mông
đưa lên đến sự tột đỉnh bằng sức mạnh của trời đất, của các vị thần linh. Bởi vậy
mà mỗi khi bước vào trong căn nhà của người Mông chúng ta thường thấy có một
cây nỏ treo ở gian giữa với ý nghĩa dùng làm vũ khí để bảo vệ gia đình tránh mọi
rủi ro, tà ma vào làm hại. Loại vũ khí này cũng không thể thiếu trong nghi lễ
tang ma của đồng bào. Trước khi làm lễ “khai kế” (cúng chỉ đường cho linh
hồn người chết về với tổ tiên) gia đình người Mông thường lấy một con
gà,dao, cây nỏ buộc vào với nhau. Trong đó, con gà với ý nghĩa là vật chỉ dường
đưa linh hồn người chết về với tổ tiên, còn cây nỏ làm vũ khí bảo vệ linh hồn
người chết trên dọc đường đi... Và đến khi chôn thi hài người chết, cây nỏ cũng
được chôn cùng với ý nghĩa là vật để bảo vệ linh hồn người đã khuất. Ở một số lễ
cúng như lễ cúng “tu su” người Mông cũng không thể thiếu được cây nỏ. Họ dùng
loại vũ khí này bắn mũi tên lên trời với ý nghĩa là nhờ mũi tên đưa mọi rủi ro
ra khỏi dòng họ, bản làng, đưa đến nơi sâu thẳm của trời đất, đồng thời nó còn
là vũ khí bảo vệ mọi người tham gia lễ cúng, xua đuổi mọi tà ma ra khỏi gia
đình, dòng họ bản làng.
- Trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết, các chàng trai người Mông thường tổ
chức các cuộc thi bắn nỏ trên những cánh đồng, hay ven các cách rừng. Cuộc thi
do làng hoặc các chàng trai tự đứng ra tổ chức để chọn ra những người bắn gỏi
nhất, hoặc thi tài bắn nỏ bằng một cuộc đi săn xem ai săn được nhiều thú nhất
hay thi bằng hình thức bắn trúng đích, bắn xa... những người không tham gia đứng
bên ngoài cổ vũ, hô vang tạo không khí vui tươi, thoải mái.
- Sau đây là loạt ảnh về sinh hoạt của người H'Mông.
|
Cô gái Mông tập bắn nỏ. |
|
Dân quân dân tộc Mông tập luyện với nỏ. |
|
Một trò chơi dân gian của người Mông. |
|
Nhạc của người Mông. |
|
Hai bé gái người Mông. |
- Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem Blog.
|
Blogger Nguyen Minh Duc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét