Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Hình ảnh về những thanh bảo đao của Việt Nam và thế giới.

- Ngày nay vẫn còn có nhiều môn-sinh lẫn-lộn giữa Đao, Ðại-Ðao và Mã-Tấu.
- Đao: là một loại Gươm, có một bề bén và lưỡi tương đối hẹp và cong, thuộc về loại "Yêu-Ðao" và được dùng theo Đơn Thủ Đao.
Ðại Ðao: là một loại Đao có lưỡi bản rộng và cũng được dùng theo Đơn Thủ Đao. Hiện nay vẫn còn có người Việt nhầm lẫn gọi Siêu-Ðao  Ðại-Ðao theo lối các Trường Phái Võ Thuật Trung Quốc thường gọi.
Đại đao
- Đại Đao bằng thép với một cạnh bén, dùng theo đơn thủ đao của khởi nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc dưới thời Từ Hy Thái Hậu (1861-1908) Trung Hoa khoảng năm 1900

- Đại đao bằng thép với mũi đao răng cưa, thiết kế theo một loại Quỷ Đầu Đao đặc biệt [sử dụng trong thời đại Quân Phiệt Junfa Shidai (1916-1928) bên Trung Quốc]

Đại đao phục chế
- Đại đao bằng thép với một cạnh bén, dùng theo đơn thủ đao. (Đây là cây đao phục chế để luyện tập tại các võ đường)

 - Mã Tấu: thì thuộc về loại "Trường Đao", có lưỡi bản rộng và "cân lượng" nặng hơn Đại-Ðao; cán dài khoảng 40 cm tới khoảng 80 cm và được dùng theo Song Thủ Đao, đôi khi được dùng theo Đơn Thủ Đao.
Mã Tấu
- Trường đao - Mã tấu dùng theo song thủ đao, với lưỡi đại đao thiết kế giống mẫu đơn thủ đao của Đại Việt (Đây là Mã Tấu của Trung Hoa thế kỷ 19)

Đại Đao - Mã Tấu
- Trường đao - Mã Tấu dùng theo song thủ đao với hoa văn đặc thù của Đại Việt khắc chạm trên lưỡi đại đao. Tuy nhiên loại trường đao -Mã Tấu này thường được gọi là đại đao tại miền trung Việt Nam.

Trường Đao
- Đây là Trường đao-Mã Tấu còn được gọi là Đại Đao tại Miền Trung Việt Nam. Trong hình Đại Đao lại được gắn ngù thương nên không phù hợp.

Hổ Đầu Đao
- Kỵ binh dùng Hổ Đầu Đao còn được gọi là Hổ Nha Đao. Triều Nhà Minh  (1368-1644)

- Trảm Mã Đao bằng thép với 1 cạnh bén, dùng theo song thủ đao

Mã Tấu
- Đây là Mã Tấu của Trung Quốc được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2

Mã Tấu
- Đây là Mã Tấu của Trung Quốc dùng theo bối đao được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1937-1945)


- Đây là Đại Đao song thủ phục dựng theo lịch sử thanh Trảm Mã Đao của Hoàng Đế Khang Hi (1654-1722) triều nhà Thanh Của Trung Quốc

=> Tóm lại: Hoàn Đao, Bối Đao, Quỷ Đầu Đao...v.v của Trung Quốc chính là đều thuộc về loại Mã Tấu. Mã Tấu được sử dụng bằng một tay hoặc bằng cả hai tay, trong khi đao chỉ được sử dụng bằng một tay.


 * Song Đao:
- Song Ðao:là binh-khí bắt nguồn từ "Ðơn Ðao" nhưng ít được thông dụng bằng. Tuy nhiên, trên bình diện sư phạm, thì "Song Ðao" là loại binh khí sắc bén rất hữu ích cho việc đào tạo võ sinh.
Song Ðao: được chia ra hai loại : Song Ðao và Song Đoản Ðao.
A. Loại "Song-Đao" thì gồm có hai thứ :
1. Thứ song đao đặt riêng trong mỗi sao đao hoặc không có sao đao;
2. Thứ song đao đặt chung trong một sao đao.
A.1. Thứ song đao đặt riêng trong mỗi sao đao hoặc không có sao đao :

- Song Đao không có sao đao Đại Việt (thế kỷ 19)

- Song Đao không có sao đao (Thái Lan thế kỷ 19).

A.2. Thứ Song Đao đặt chung trong một sao đao:
- Loại song đao đặt chung trong một sao đao 
(Trung quốc thế kỷ 19)


- Song Đao đặt chung trong một sao đao. Đây là đao của Trung Quốc xưa được phục chế lại để luyện tập tại các võ đường.

 B. Loại "Song Đoản Đao" thì gồm có rất nhiều loại, nhưng có hai loại thông dụng nhất, đó là:
1. Loại song đoản đao không có chắn phụ bảo vệ các ngón tay;
2. Loại song đoản đao có chắn phụ bảo vệ các ngón tay, gọi là "Song Đao Hồ Điệp" 


B.1. Loại Song Đoản Đao không có chắn phụ bảo vệ các ngón tay:
- Song Đoản Đao không có chắn phụ bảo vệ các ngón tay (thế kỷ 18 hoặc 19).


B.2. Loại Song Đoản Đao có chắn phụ bảo vệ các ngón tay:
- Loại Song Đoản Đao này gọi là "Song Đao Hồ Điệp". Loại Song Đoản Đao này gồm có nhiều thứ, tùy theo chiều dài và bề ngang của lưỡi Song Đoản Đao. 
- Song Đoản Đao có chắn phụ bảo vệ các ngón tay gọi là Song Đao Hồ Điệp (còn được người Việt quen gọi là Song Tô). Đây là đao của Trung Quốc thế kỷ 20-21.

- Song Đoản Đao có chắn phụ bảo vệ các ngón tay  gọi là Song Đao Hồ Điệp. Đây là Song Đao của Đại Việt thế kỷ 18-19

- Song Đoản Đao có chắn phụ bảo vệ các ngón tay gọi là Song Đao Hồ Điệp còn có tên gọi là Long Phượng Song Đoản Đao thế kỷ 19-20

- Song Đoản Đao Có chắn phụ bảo vệ các ngón tay gọi là Song Đao Hồ Điệp thế kỷ 19-20.
- Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem blog.
Blogger Nguyen Minh Duc
Bogger Nguyen Minh Duc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét