Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Thanh Đao Của Chúa Mạc Đăng Dung

Thanh đao cổ nhất châu Á dài 2,5 mét của hoàng đế họ Mạc.
- Nhân kỷ niệm 473 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung nhằm khắc sâu tấm gương anh hùng dân tộc vào tâm trí thế hệ trẻ để xác định mục tiêu sống, định hướng rõ ràng cho tương lai, trở thành những người hữu ích cho đất nước.

- Trong suốt chiều dài lịch sử của mình vùng đất Hải Phòng đã sản sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước nhưng vượt trội hơn cả là Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc. Ông sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai, ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh (Hải Dương) là những danh nho đời Trần.

- Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển Trạng Nguyên võ bổ nhiệm vào quân Túc vệ chuyên bảo vệ Hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, với thanh đại long đao, Mạc Đăng Dung đã xông pha trận mạc và bách chiến bách thắng trong các cuộc dẹp loạn: Cù Khắc Xương, Trần Công Vụ, Lê Quảng Độ, rồi Trần Thăng (ở Thái Nguyên, Lạng Sơn), Nguyễn Hoằng Dụ (Thanh Hóa). Do lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước và lập lên triều Mạc sau này.
Các bước chuẩn bị cho buổi lễ kỷ niệm 473 năm ngày mất của Thái Tổ Mạc Đăng Dung.

- Lịch sử đã phải công nhận ông là một người có tài thao lược, trí dũng hơn người (chỉ trong khoảng 10 năm đã dẹp yên hầu hết các cuộc nổi loạn của nhiều phe phái, thế lực cát cứ khắp nước), một anh hùng lập thân trong thời đại loạn như Đinh Tiên Hoàng thuở trước. Không những vậy, ông còn là người văn võ song toàn, có sức thu phục nhân tâm lớn, chiêu nạp dưới trướng nhiều tướng lĩnh có tài và trung thành như Nguyễn Kính, Vũ Hộ, Phạm Tử Nghi...

- Được sự chỉ đạo của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP. Hải Phòng, Ban Quản lý Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc và Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu tập luyện và biểu diễn võ thuật lễ hội TP. Hải Phòng tổ chức chương trình: “Biểu diễn đại đao - Giao lưu võ thuật” kỷ niệm 473 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung ( 22/8 Tân Sửu 1541- 22/8 Giáp Ngọ 2014) vào ngày 13/9/2014 (tức ngày 20/8 ÂL) tại Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.

- Màn múa lân sư rồng, bái vị đức vua khai sáng triều Mạc và dâng lễ vật nông sản tiến vua mở đầu cho chuỗi kỷ niệm ngày mất Thái tổ Mạc Đăng Dung. Dịp lễ tổ chức trang trọng với các màn giao lưu võ thuật thu hút khách thập phương và con cháu họ Mạc xa gần về xã Ngũ Đoan (Kiến Thụy, Hải Phòng).
Định Nam Đao
Thanh Định Nam Đao Của Thái Tổ Mạc Đăng Dung
- Buổi lễ linh thiêng và trang trọng khi mọi người được chiêm bái "Định nam đao" có khối lượng không dưới 30kg, chiều dài 2,55m.
Định Nam Đao
Phần lưỡi của thanh Định Nam Đao.
- Bảo vật được lưu giữ trong cung cấm trong quần thể khu tưởng niệm.

Định Nam Đao
Phần cán của thanh Định Nam Đao.

- Trải qua hơn 500 năm tuổi và 90 năm bị ăn mòn 

do chôn giấu dưới lòng đất nhưng cơ bản thanh 

long đao vẫn giữ được hình dạng và kích thước 

không khác mấy lúc ban đầu dù bị sứt mẻ và gỉ sét 

ở nhiều chỗ.

Định Nam Đao
Miếng chặn giữa phần lưỡi và phần cán của thanh Định Nam Đao.
- Đây là 1 trong 2 thanh Đao do các vị hoàng đế sử dụng có số tuổi cao nhất ở châu Á được lưu giữ đến ngày nay.
Phần biểu diễn giao lưu võ thuật của 8 võ đường trong buổi lễ.
- Điểm nhất trong dịp lễ là phần biểu diễn của 8 võ đường, câu lạc bộ võ trên địa bàn thành phố trình với các màn diễn võ thuật đặc sắc ở 3 nội dung đồng diễn, đối luyện, công phu như đội hình cờ bát quái, Thần đồng quyền, đối luyện mái chèo, Thái côn sơn, Huỳnh long độc kiếm…

- Võ sư Nguyễn Văn Hải Biền - võ đường Quốc Dũng biểu diễn Đại Đao siêu tứ môn phá trận, đây là thanh đao có kích thước giống với Đại đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung và có trọng lượng hơn 15kg. 
Màn công phu thể hiện sức chịu đựng khi vụt thanh gỗ vào cánh tay của võ sư Biền thu hút những ánh mắt của người xem.
Hay dùng sức đẩy từ khủyu tay để làm vỡ đôi 2 miếng gỗ đặt cạnh nhau.
Võ sinh Đinh Hùng - võ đường Thiên môn đạo Tiên Lãng với màn " khấu xỉ xiết hàm công" dùng răng để nhấc cơ thể của môn sinh khác có trọng lượng gần 60kg lên khỏi mặt đất.
Luyện thiết công, công phu cương pháp công của võ đường Thiên môn đạo, võ sinh Phạm  Văn Thọ dùng lực từ đôi tay để uốn thanh sắt phi 14 nhiều vòng quanh cơ thể.
- Ngay sau đó anh để cho một người đi xe máy chèn qua cơ thể của mình với tốc độ cao, đòi hỏi thì sinh phải có sức chịu đựng tốt và sự tập luyện nghiêm túc về công phu.
- Công phu dùng yết hầu để bẻ cong thanh roi một đầu bọc khiên nhọn mà không hề hấn gì của võ sư Nguyễn Văn Tiến - võ đường Minh Đức.
- Ngoài những màn công phu, thiết công đặc sắc, 8 võ đường cũng mang đến nhiều tiết mục biểu diễn đối khác đặc sắc như vật, đối kháng Vovinam thể hiện tinh thần thượng võ, sức mạnh phi thường của các võ sinh qua đó góp phần rèn luyện lòng yêu nước, tính dũng cảm, tính kỷ luật cho thế hệ trẻ, tạo những bước đột phá trong học tập và lao động.

-Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem blog.

Blogger Nguyễn Minh Đức
Blogger Nguyen Minh Duc
  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét