Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Tứ Đại Thần Cung Đại Việt

1.Thiết Quai Cung:
 - Là cây cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận.
 - Cây Cung của Ông có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.
 - Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

2. Vĩ Mao Cung:
 - Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

3. Kỳ Nam cung:
 - Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.
- Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.
- Lý Văn Bửu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý giương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

4. Liên Phát cung:
- Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.
- Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.
- Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng.
- Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sự, xây dựng nhà Tây Sơn.

- Minh Đức thành thật xin lỗi quý độc giả vì không có ảnh tư liệu kèm theo để bài viết thêm sống động hơn. Nếu quý vị có ảnh tư liệu về 4 cây thần cung trên hãy gởi về cho Minh Đức qua Email: hellovietnam1130@gmail.com. Và sau hết Minh Đức chân thành cảm ơn quý Cô, Bác, Anh, Chị, Em đã xem blog.
Blogger Nguyễn Minh Đức
Blogger Nguyen Minh Duc



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét